Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động 0 thích 795 lượt xem

          Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động là yêu cầu bắt buộc do nhà nước quy định dành cho các doanh nghiệp cần Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động. Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội là đơn vị tổ chức các khóa học huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật.

         Căn cứ Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường.

         Căn cứ Nghị định 140/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

I. Đối tượng huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động:

Huấn luyện an toàn nhóm 1: Người quản lý phụ trách công tác an toàn vệ sinh lao động

  • Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh, phòng ban, chi nhánh trực thuộc hoặc cấp phó được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn vệ sinh lao động;
  • Phục trách bộ phân sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật hoặc cấp phó giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn vệ sinh lao động;
  • Quản đốc phân xưởng hoặc tương đương hoặc cấp phó giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn vệ sinh lao động;

Huấn luyện an toàn nhóm 2: Người làm công tác an toàn vệ sinh lao động

  • Người làm chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn vệ sinh lao động của cơ sở;
  • Người trực tiếp giám sát về an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc;

Huấn luyện an toàn nhóm 3: Người đang làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động

  • Kinh doanh, sản xuất, bảo quản, vận chuyển và sử dụng hóa chất độc hại, nguy hiểm;
  • Chế tạo, lắp ráp thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động;
  • Vận hành máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động;
  • Bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động;
  • Tháo dỡ, kiểm tra thiết bị vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động;
  • Kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động;
  • Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, tháo dỡ, kiểm tra, giám sát hoạt động máy, thiết bị thi công xây dựng:

          + Máy đóng cọc, Máy ép cọc, Khoan cọc nhồi, Búa máy, Tàu/ máy hút bùn, máy bơm;

          + Máy phun hoặc bơm vữa, trộn vữa, bê tông;

          + Trạm nghiền, sàng vật liệu xây dựng;

          + Máy đào, xúc, đào, ủi, lu, đầm rung, san;

          + Các loại kích thủy lực;

          + Vận hành xe tự đổ có tải trọng trên 5 tấn;

  • Lắp ráp, sửa chữa, bảo dưỡng, vận hành, vệ sinh các loại máy:

        + Mài, cưa, máy phay, máy bào, máy tiện, uốn, cắt, xẻ, đột dập, đục, tạo hình, nạp liệu, ra liệu, nghiền, xay, trộn, cán, ly tâm, sấy, sàng, ép, xeo, chấn tôn, chấn tôn, tráng, cuộn, bóc vỏ, đóng bao, đánh bóng, băng chuyền, băng tải, súng bắn nước, súng khí nén

        + Máy in công nghiệp

  • Các công việc làm việc trên công hoặc nơi cheo leo nguy hiểm
  • Các công việc trên sông, trên biển, lặn dưới nước
  • Chế tạo, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, kiểm tra máy, thiết bị trong hang hầm, hầm tàu, phương tiện thủy
  • Các công việc trong không gian hạn chế (hầm, đường hầm, bể, giếng, đường cống, công trình ngầm, công trình xử lý nước thải, …)
  • Các công việc làm vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường, vệ sinh chuồng trại
  • Các công việc trực tiếp thi công xây dựng công trình:

         + Xây dựng, lắp đặt hệ thống thiết bị đối với công trình xây dựng mới

         + Sửa chữa, cải tạo, di dời, phục hồi, tu bổ

         + Phá dỡ công trình và bảo trì công trình xây dựng

  • Các công việc làm về thi công, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị điện và hệ thống điện
  • Các công việc làm về hàn cắt kim loại

Huấn luyện an toàn nhóm 4: Người lao động không thuộc nhóm 1, 2, 3 và 5 bao gồm cả người học nghề và người thử việc.

Huấn luyện an toàn nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên.

II. Nội dung và thời gian huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động:

Nhóm 1: (Thời gian là 16 giờ tương đương với 2 ngày)

  • Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn vệ sinh lao động.
  • Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác an toàn vệ sinh lao động.
  • Công tác tổ chức bộ máy quản lý và thực hiện quy định về an toàn vệ sinh lao động ở cơ sở.
  • Phân định và giao quyền hạn, trách nhiệm về công tác an toàn vệ sinh lao động.
  • Các kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm gây hại và biện pháp ngăn ngừa, cải thiện điều kiện lao động.
  • Văn hóa an toàn trong kinh doanh sản xuất.

Nhóm 2: (Thời gian là 48 giờ tương đương với 6 ngày)

  • Hệ thống các chính sách, pháp luật về an toàn vệ sinh lao động.
  • Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác an toàn vệ sinh lao động.
  • Công tác tổ chức bộ máy quản lý và thực hiện quy định về an toàn vệ sinh lao động ở cơ sở.
  • Xây dựng nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động.
  • Phân định và giao quyền hạn, trách nhiệm về công tác an toàn vệ sinh lao động.
  • Xây dựng, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch an toàn vệ sinh lao động hàng năm.
  • Văn hóa an toàn trong sản xuất kinh doanh.
  • Kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động.
  • Phân tích đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp.
  • Xây dựng hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động.
  • Nghiệp vụ công tác tự kiểm tra và điều tra tai nạn lao động.
  • Những yêu cầu của công tác kiểm định, huấn luyện và quan trác môi trường lao động.
  • Quản lý máy móc, thiết bị vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động.
  • Sơ cấp cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
  • Thống kê báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động.
  • Nội dung huấn luyện chuyên ngành:
  • Tổng hợp các kiến thức về máy móc, thiết bị, vật tư, các chất phát sinh yếu tố nguy hiểm, gây hại.
  • Quy trình làm việc an toàn với máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động.

Nhóm 3: (Thời gian là 24 giờ tương đương 3 ngày)

  • Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn vệ sinh lao động
  • Tổng hợp kiến thức cơ bản về an toàn vệ sinh lao động
  • Các chế độ, chính sách về an toàn vệ sinh lao động đối với người lao động
  • Những kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, gây hại tại khu vực làm việc và biện pháp cải thiện điều kiện lao động
  • Chức năng, nhiệm vụ cảu mạng lưới an toàn vệ sinh viên
  • Văn hóa an toàn trong sản xuất kinh doanh
  • Một số nội quy an toàn vệ sinh lao động, biển báo, biển hướng dẫn an toàn vệ sinh lao động. Cách sử dụng thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân…
  • Nghiệp vụ và các kỹ năng sơ cấp cứu tai nạn lao động, phòng ngừa bệnh nghề nghiệp
  • Nội dung huấn luyện chuyên ngành
  • Hệ thống những kiến thức tổng hợp về máy móc, thiết bị, vật tư, chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, gây hại. Biện pháp phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro liên quan đến đến công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động.
  • Các quy trình làm việc an toàn, vệ sinh lao động
  • Kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động có liên quan đến công việc của người lao động

Nhóm 4: (Thời gian là 16 giờ tương đương 2 ngày)

  • Hệ thống kiến thức cơ bản về an toàn vệ sinh lao động
  • Quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động
  • Chính sách và các chế độ về an toàn vệ sinh lao động đối với người lao động
  • Hệ thống kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, gây hại tại nơi làm việc. Biện pháp cải thiện điều kiện lao động…
  • Nhiệm vụ và chức năng của mạng lưới an toàn vệ sinh viên
  • Văn hóa an toàn trong kinh doanh sản xuất
  • Các nội quy về an toàn vệ sinh lao động, biển báo, biển hướng dẫn an toàn vệ sinh lao động. Cách sử dụng trang thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân…
  • Nghiệp vụ và kỹ năng sơ cấp cứu tai nạn lao động, phòng ngừa các căn bệnh nghề nghiệp
  • Huấn luyện trực tiếp tại nơi làm việc bao gồm quy trình làm việc cũng như yêu cầu cụ thể về an toàn vệ sinh lao động tại cơ sở làm việc.

Nhóm 6: (Thời gian là 4 giờ ngoài nội dung đã được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động)

  • Nội dung huấn luyện an toàn vệ sinh lao động theo nhóm 4
  • Kỹ năng và phương pháp hoạt động của an toàn vệ sinh viên

III. Thời hạn của giấy chứng chỉ/chứng nhận và huấn luyện an toàn lao động định kỳ

Thời hạn của chứng chỉ, và chứng nhận và huấn luyện định kỳ như sau:

Nhóm 1: Thời hạn 2 năm, huấn luyện định kỳ ít nhất 2 năm 1 lần
Nhóm 2: Thời hạn 2 năm, huấn luyện định kỳ ít nhất 2 năm 1 lần
Nhóm 3: Thời hạn 2 năm, huấn luyện định kỳ ít nhất 2 năm 1 lần
Nhóm 4: Huấn luyện định kỳ ít nhất mỗi năm 1 lần
Nhóm 6: Giấy chứng nhận, thời hạn 2 năm, huấn luyện định kỳ ít nhất 2 năm 1 lần

Các mẫu chứng chỉ và chứng nhận

         Các mẫu chứng chỉ và chứng nhận huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định.

IV. Hồ sơ, thời gian mở lớp.

1. Hồ sơ.

         - 02 ảnh (3x4);

         - 02 bản sao công chứng CMND, CCCD;

         - Danh sách đăng ký (mẫu kèm theo);

         - 02 Giấy xác nhận thời gian làm việc.

2. Thời gian mở lớp: Mở liên tục vào trung tuần hàng tháng.

3. Địa điểm học và nộp hồ sơ

   - Trường cao đẳng Cơ điện Hà Nội - 160 Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội.

   - Chi tiết liên hệ: Mr. Trường - 0914 338769; Mr. Đức Anh: 0906 262422

Có thể bạn quan tâm

0 BÌNH LUẬN