Chuyên trang tuyển sinh Đăng ký học không cần đến trường làm thủ tục tại hệ thống tuyển sinh online HCEM.
CÂU HỎI THƯỜNG GẶP Giải đáp các thắc mắc về quy chế tuyển sinh, học phí, học bổng, các chính sách chế độ,...
- Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội là trường công lập trực thuộc TW, có 48 năm truyền thống đào tạo nghề. Trường đào tạo chất lượng cao theo QĐ 761/QĐ-TTg ngày 23/5/2014 của Thủ tướng chính phủ.
- Trường có 3 cơ sở đào tạo: 160 Mai Dịch, 111 Phan Trọng Tuệ, 22A Nguyễn Văn Linh, Xuân Hòa, Phúc Yên, Vĩnh Phúc.
- Trường đã kiểm định và đạt chất lượng cao nhất theo tiêu chuẩn GDNN Việt Nam. Trường đạt tiêu chuẩn OFSED Kiểm định chất lượng giáo dục hàng đầu của Hội đồng Anh năm 2018.
- Chương trình đào tạo chuẩn QG và sử dụng chương trình đào tạo được chuyển giao từ Úc và Đức.
- Chương trình đào tạo: 70% thời gian thực hành, 30% thời gian lý thuyết, Cấp bằng cao đẳng chính quy danh hiệu kỹ sư thực hành đối với ngành kỹ thuật hoặc cử nhân thực hành đối với ngành Kinh tế và CNTT.
- Trường đào tạo 20 ngành nghề trong đó có 7 nghề trọng điểm cấp Quốc tế : ĐCN, CĐT, KTML&ĐHKK, CN ô tô, Hàn, CGKL, QTMMT.
- Trường cam kết việc làm cho SV sau khi TN với mức lương khởi điểm 8.000.000đ/tháng trở lên với nghề trọng điểm; 10.000.000đ/tháng trở lên với các nghề lớp chất lượng cao.
Người học thuộc đối tượng này được miễn 1 kỳ (5 tháng) tiền học phí đối với trình độ Cao đẳng và Trung cấp.
Theo luật GDNN thì người học có thể học song bằng nhưng khi người học đăng ký học thì hiệu trưởng sẽ xem xét nguyện vọng đăng ký ngành học của sinh viên để quyết định xem có thể học 2 nghành nghề được hay không cho phù hợp (Nếu học song song 2 nghề cùng 1 thời gian thì ảnh hưởng thời gian hoàn thành khóa học thời khóa biểu, thời gian thực hành, thực tập tại DN là học cả ngày).
Lớp chất lượng cao:
* Đầu vào:
- Học sinh có kết quả học tập bậc THPT đạt từ trung bình khá trở lên. Lấy điểm từ cao xuống thấp đến khi đủ chỉ tiêu.( Theo quy định tại Thông tư 21)
- Có trình độ ngoại ngữ đầu vào tối thiểu đạt bậc 1/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam học tương đương.
* Đầu ra:
- Chương trình đào tạo chất lượng cao có chuẩn đầu ra cao hơn chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo thông thường về kiến thức chuyên môn, kỹ năng và phẩm chất nghề nghiệp.
- Năng lực ngoại ngữ của người học khi tốt nghiệp ra trường đạt bậc 3/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam hoặc tương đương.
- Năng lực tin học của người học khi tốt nghiệp ra trường đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin theo quy định của Bộ thông tin và truyền thông.
- Nhà trường cam kết việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp tại khu vực Hà Nội và các địa phương lân cận. Lương khởi điểm từ 10.000.000đ/ tháng trở lên.
* Học phí 2.500.000đ/tháng và được tặng học bổng 1.000.000đ/tháng và nhiều học bổng giá trị khác trong suốt quá trình học tập.
* Bằng cấp: Trên bằng có ghi bổ sung là Học chương trình chất lượng cao.
* Địa điểm học: Phần lớn thời gian sinh viên sẽ học tập tại cơ sở 1, có 1 số môn học sinh viên sẽ được lên cơ sở 3 tham gia học và thực hành nhằm nâng cao kiến thức và tay nghề. Bên cạnh đó sinh viên được trải nghiệm, thực tập tại các doanh nghiệp có uy tín đã hợp tác lâu dài với nhà trường.
Thông tin chi tiết có trên Thông báo tuyển sinh của Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội.
Sinh viên được đăng ký tham gia học tại 1 trong 3 cơ sở của nhà trường. Tuy nhiên với các nghành nghề ĐTCN, CĐT, Hàn, ĐHKK, các nghành thuộc khối Kinh tế, CNTT sẽ học cả 3 năm tại CS1, nghề ĐCN học 2/3 thời gian tại CS1, Các nghành nghề Ô tô, CGKL, Hàn khi tham gia học tại CS1 thì sau đó tùy vào lịch học của Phòng Đào tạo để được tham gia học tập tại CS2 hoặc CS3 với phòng học và trang thiết bị hiện đại nâng cao tay nghề cho sinh viên.
* Điện công nghiệp:
-Lắp đặt Thiết kế, Lắp đặt các hệ thống điện công nghiệp và dân dụng
-Lập trình điều khiển được các hệ thống điện trong máy móc công nghiệp từ đơn giản đến tự động hóa.
Vị trí công việc:
+ Làm việc được ở các Công ty Điện lực: Tổ vận hành và quản lý đường dây, tổ bảo trì và sửa chữa đường dây;
+ Làm việc trong các trạm truyền tải và phân phối điện năng: Nhân viên vận hành;
+ Làm việc trong các công ty xây lắp công trình điện;
+ Làm việc trong các công ty, xí nghiệp sản xuất công nghiệp trong các thành phần kinh tế xã hội.
* Điện tử công nghiệp:
- Vận hành được các thiết bị điện, điện tử trong các dây chuyền công nghiệp.
- Lắp đặt, kết nối các thiết bị điện tử trong dây chuyền công nghiệp.
- Bảo trì, sửa chữa được các thiết bị điện tử.
Vị trí công việc:
+Các nhà máy chế tạo, lắp ráp sản phẩm điện tử;
+Các dây chuyền sản xuất tự động;
+Các doanh nghiệp dịch vụ sửa chữa và bảo trì sản phẩmĐTCN
+Bộ phận chăm sóc khách hàng của các doanh nghiệp cung cấp thiết bị ĐT
* Cơ điện tử:
- Là lắp đặt, vận hành điều khiển, lập trình các hệ thống tự động trong các nhà máy sản xuất. Sự kết hợp của kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện tử, kỹ thuật máy tính.
Vị trí công việc:
+Vận hành được thiết bị trong dây chuyền sản xuất tự động;
+ Phát hiện và sửa được lỗi thường gặp tương đối phức tạp của hệ thống cơ
điện tử;
+ Vận hành, lập trình cánh tay robot trong sản xuất;
+ Lập trình vi điều khiển, PLC cho hệ thống cơ điện tử;
+ Sử dụng được các phần mềm thiết kế điện tử, thiết kế cơ khí;
+ Phát hiện và sửa được lỗi thường gặp trong cánh tay robot, máy CNC;
+ Giám sát được tình trạng hoạt động của hệ thống cơ điện tử;
+ Sử dụng được các phần mềm ứng dụng phục vụ cho chuyên ngành và quản
lý, tổ chức sản xuất.
Theo lời Hiệu trưởng – nguyên là trưởng khoa Điện: 3 nghề này có tính chất nghề nghiệp tương đối giống nhau, tuy nhiên mỗi nghề sẽ ứng với vị trí việc làm khác nhau, có đặc thù nghề riêng, để chọn được nghề phù hợp thì mỗi thí sinh phải tự phân tích năng lực, sở trường của mình là gì, hạn chế của mình là gì? Về học lực văn hóa của sinh viên không tốt theo kết quả THPT thì không đáng lo ngại vì nguyên tắc và phương pháp dạy nghề là dạy kĩ năng, không phải học lý thuyết mang tính tư duy tự nhiên hay xã hội nhiều, quan trọng nhất là yêu nghề, thích làm nghề và có đam mê, chịu khó sẽ học tốt và thành công;
Về viêc làm: Nghề ĐCN có đặc thù vị trí việc làm rộng nhất, có thể làm việc ở vị trí việc làm của tất cả các doanh nghiệp và các cơ quan có sử dụng hệ thống điện từ cơ bản đến phức tạp, lĩnh vực tự động hóa trong doanh nghiệp, trong dân dụng,...;
Nghề Cơ điện tử: Làm việc ở các Doanh nghiệp có ứng dụng hệ thống dây truyền tự động hóa, lập trình tự động hóa trong điều khiển công nghiệp, dân dụng sử dụng phần tử điện, khí nén, thủy lực,... đây là nghề các doanh nghiệp tự động đều phải có nhân lực này,..
Nghề điện tử công nghiệp: Sau khi học người học có thể làm việc ở các Doanh nghiệp thương mại, sản xuất, lắp ráp, dịch vụ về lĩnh vực điện tử trong công nghiệp và có cả dân dụng, lập trình cho các hệ thống điện tử trong các thiết bị công nghiệp,...
Theo Quy chế tuyển sinh vào các trường cao đẳng, trung cấp năm 2022 hình thức tuyển sinh năm 2022 là Xét tuyển
- Tuyển sinh trình độ cao đẳng: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
- Tuyển sinh trình độ trung cấp: Tốt nghiệp THCS, THPT hoặc tương đương
Điều kiện trúng tuyển:
- Tuyển sinh trình độ cao đẳng: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
- Tuyển sinh trình độ trung cấp: Tốt nghiệp THCS, THPT hoặc tương đương
Hồ sơ bao gồm:
- Phiếu đăng ký dự tuyển theo mẫu
- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan quản lý hoặc chính quyền địa phương
- Bản sao học bạ công chứng, bản gốc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời; hoặc bằng tốt nghiệp THPT/THCS.
- Bản sao giấy khai sinh
- Giấy khám sức khỏe
- Ảnh màu 3x4: 4 ảnh
Nhà trường cam kết bố trí việc làm đối với sinh viên tham gia khóa học và tốt nghiệp ra trường trình độ cao đẳng với một trong 7 ngành nghề trọng điểm là Công nghệ ô tô, Cơ điện tử, Điện Công nghiệp, Hàn, Kỹ thuật ML &ĐHKK, Quản trị mạng máy tính với mức lương khởi điểm từ 8.000.000đ/tháng trở lên. Với các ngành nghề lớp chất lượng cao mức lương khởi điểm từ 10.000.000đ/ tháng trở lên.
Đối với các ngành nghề khác, Nhà trường cam kết giới thiệu việc làm miễn phí cho 100% sinh viên ngay sau khi tốt nghiệp ra trường.